ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tên học phần Triết học Mác – lênin
Tiếng Anh: Max – lenin of philosophia
I. Thông tin về học phần
- Mã số môn học: KCTH
- Số tín chỉ: 03 t/c; lý thuyết: 2,5 t/c; Thảo luận: 0,5 t/c
- Môn học tiên quyết: Không
- Học kỳ: 01
- Bộ môn phụ trách: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
II. Mục tiêu học phần
Về kiến thức:
Hiểu được thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Hiểu được cơ sở lý luận trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Về kỹ năng:
Vận dụng được cơ sở lý luận trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam trong các hoạt động của thực tiễn
Về thái độ:
Có thái độ đúng đắn khi xem xét và áp dụng những chính sách của Đảng và Nhà nước.
III. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
1. Vai trò của học phần:
Học phần giúp cho người học hiểu được thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam để có thể vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
2. Vị trí học phần:
- Học phần thuộc khối kiến thức chung bắt buộc
- Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước.
3. Kiến thức trang bị cho học viên:
Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng.
4. Quan hệ với các môn học khác:
Nội dung của học phần giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp.
IV. Nội dung chi tiết học phần
STT |
Nội dung |
Tài liệu đọc bắt buộc/ tham khảo |
Ghi chú |
1 |
Chương1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC (Số giờ: 15; LT: 10; TL:05) I. Triết học là gì? II. Triết học phương Đông III. Tư tưởng Triết học Việt Nam IV. Triết học phương Tây hiện đại |
[1], [2], [5], [6] |
|
2 |
Chương 2: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN (Số giờ: 15; LT: 10; TL:05) I. Sự ra đời triết học Mác – Lênin II. Chủ nghĩa duy vật biện chứng III. Chủ nghĩa duy vật lịch sử IV. Triết học Mác – Lênin trong giai đoạn hiện nay |
[2], [4] |
|
3 |
Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC (Số giờ: 10; LT: 08; TL:02) I. Mối quan hệ giữa khoa học với triết học II. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học |
[1], [2], [8] |
|
4 |
Chương 4. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (Số giờ: 05; LT: 0; TL:0) I. Khoa học và công nghệ II. Cách mạng khoa học và công nghệ III. Khoa học và công nghệ Việt Nam |
7], [8], [9] |
|
V. Tài liệu học tập
1 Giáo trình:
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2016), Giáo trình triết học – dùng cho khối không chuyên ngành triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, NXB Chính trị quốc gia.
[2]Đoàn Quang Thọ (2010), Giáo trình Triết học – dùng cho học viên cao học; NXB Chính trị - Hành chính.
[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học – dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không chuyên ngành triết; NXB Lý luận chính trị.
2 Tài liệu tham khảo:
[4]. Lã Trần Vũ, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung quốc, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1994
[5]. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Phương đông, 5 tập, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
[6]. Các nhà duy vật cổ đại, NXB Tư Tưởng. M, 1955 (Tiếng Nga)
[7]. Ph. Ănghen Biện chứng của Tự nhiên, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1981.
[8]. Lênin, Toàn Tập, T.29, NXB Tiến Bộ. M.1981.
[9]. Triết học, NXB Chính trị quốc gia Hà nội. 1993.
VI. Nhiệm vụ của học viên
- Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp lý thuyết
- Tham dự đầy đủ các sinh hoạt khoa học (Seminar, hội thảo …)
- Có đủ các bài tập, kiểm tra thường kỳ, điểm tiểu luận theo quy định của học phần
- Tự học, nghiên cứu tài liệu, làm bài tập, tiểu luận tối thiểu là 30 tiết
VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên
- Dự lớp đầy đủ theo quy định
- Tham dự sinh hoạt khoa học, seminar chuyên đề
- Có bài kiểm tra, bài tập theo yêu cầu của học phần
- Thi kết thúc học phần theo hình thức tự luận hoặc tiểu luận
VIII. Thang điểm đánh giá:
Thang điểm 10,0 (lấy 1 chữ số thập phân)
Trọng số điểm tổng kết học phần:
+ Điểm 1: chuyên cần, trọng số: 0,1
+ Điểm 2: bài kiểm tra 1: trọng số: 0,2
+ Điểm 3: bài kiểm tra 2: trọng số: 0,2
+ Điểm 4: bài thi (tiểu luận): trọng số: 0,5
|
HIỆU TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu)
|
Phạm Văn Vân
Nguyễn Thị Kim Nhung
-
Vui lòng đăng nhập để bình luận.